Tư vấn mua hàng (miễn phí): 1800.6229 (08h30 - 21h30)
Khiếu nại - Góp ý: 088.99999.33 (08h30 - 21h00)
Bán hàng doanh nghiệp B2B: 088.99999.22 (08h30 - 21h00)
Xem nhanh [ẨnHiện]
Việc thực hiện thao tác đo nồng độ oxy trong máu trên Apple Watch Series 6 rất đơn giản. Tuy nhiên trong đó cũng có một vài những tính năng ẩn và một số mẹo hay giúp bạn tận dụng tốt nhất tính năng này.
Apple Watch Series 6 sử dụng 3 loại đèn LED xanh lá, đỏ và hồng ngoại cho cảm biến này. Cả 3 sẽ chiếu vào mạch máu nơi cảm biến tiếp xúc và sử dụng quang phổ học để phân tích các tia sáng phản lại từ mặt sau.
Thuật toán của Apple sử dụng thông tin này để tính toán màu máu và có thể xác định định phần trăm oxy trong máu. Màu đỏ tươi có ngĩa là máu có nồng độ oxy cao, màu càng tối thì nồng độ oxy càng thấp.
Tuy vậy tính năng này vẫn chưa là hoàn hảo do Apple Watch Series 6 chỉ đo được trong phạm vi từ 70-100% thôi. Nhưng người bình thường sẽ có nồng độ Oxy trong máu vào khoảng 95-100%, chỉ cần thấp hơn 95% đã là có vấn đề. Apple cũng không định hướng Apple Watch Series 6 là một thiết bị y tế. Vậy nên đồng hồ chỉ cần theo dõi được tổng quan là đã thành công rồi.
Để sử dụng tính năng này được tốt nhất thì Apple yêu cầu người dùng Watch Series 6 cập nhật lên phiên bản Watch OS mới nhất. Đồng thời đồng hồ phải được kết nối với tối thiểu là iPhone 6S sử dụng phiên bản iOS mới nhất. Ngoài ra tính năng này chỉ hiện có tại một số thị trường không bao gồm Việt Nam, nhưng dự kiến sắp tới Apple sẽ cập nhật trên toàn thế giới.
Thao tác đo thì tương đối đơn giản, nhưng bạn vẫn cần phải đáp ứng một số điều kiện để thông số đưa ra được chính xác nhất.
Đảm bảo rằng bạn đeo Apple Watch Series 6 vừa đủ, không quá lỏng cũng không quá chật
Mở ứng dụng Oxy trong máu (Blood Oxygen) lên
Giữ im tay, và đảm bảo rằng mặt cảm biến tiếp xúc trực tiếp với da
Bấm bắt đầu và chờ 15s
Chờ tới khi việc đo hoàn tất và bạn sẽ thấy kết quả
Bạn có thể xem được dữ liệu nồng độ oxy trong máu được đo hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng trên ứng dụng sức khỏe của iPhone. Chỉ cần tìm kiếm Oxy trong máu (Blood Oxygen) là được.
Thêm vào việc đo thủ công khi cần thì bạn còn có thể để đồng hồ tự động đo theo một lịch trình nhất định. Nếu như bạn chỉ bật cho phép đo nồng độ oxy trong máu thì tính năng đo tự động cũng sẽ được kích hoạt và thông báo cho bạn khi các thông số bất thường. Tuy nhiên tính năng này không hoạt động thường xuyên như đo nhịp tim vì nó đòi hỏi cổ tay bạn phải được giữ im.
Chế độ rạp hát (Theater Mode) cho phép Apple Watch tắt đi một vài tính năng và giảm độ sáng để tránh nó làm phiền khi bạn trong rạp phim hay rạp hát. Tất nhiên tính năng đo nồng độ Oxy trong máu cũng mặc định bị tắt ở chế độ này do nó yêu cầu ánh sáng màu đỏ mạnh có thể gây ảnh hưởng khi ở trong phòng tối.
Tuy vậy bạn vẫn có thể tạo ngoại lệ bằng cách
Cũng vì ánh sáng màu đỏ mạnh có thể gây khó chịu trong phòng tối, nên ở chế độ ngủ tính năng đo nồng độ oxy trong máu cũng bị mặc định tắt.
Trên Apple Watch bạn không thể xem bất kỳ dữ liệu gì trừ những dữ liệu bạn vừa mới đo trên đồng hồ. Để xem được những dữ liệu trước đó và các thông số khác thì bạn cần phải sử dụng ứng dụng sức khỏe trên iPhone và thậm chí nó vẫn còn hơi khó tìm.
Ở đây bạn có thể theo dõi được những dữ liệu đo hàng ngày, hàng tháng hoặc thậm chí là hàng năm. Bấm vào phần sơ đồ để có thể đọc được những thông tin cụ thể hơn về mỗi thông số tùy theo lựa chọn của bạn.
Bấm vào phần Xem thêm dữ liệu (Show More Blood Oxygen Data” để xem được đầy đủ bảng thông số. Khi bạn kéo xuống cuối trang bạn còn có thể thấy được cụ thể những lần đo với thông tin về ngày đo và khí áp khi đo.
Nếu không cần tính năng này và muốn tắt đi để tiết kiệm pin, bạn hoàn toàn có thể làm được bằng cách
Bộ cảm biến nồng độ Oxy trong máu của Apple Watch rất nhạy cảm và sẽ không đưa ra kết quả khi chỉ có sai lệch nhỏ nhất. Nếu bạn thường xuyên bị báo không đo được thì hãy làm theo các bước này.
Nếu bạn theo các bước trên mà vẫn gặp vấn đề thì Apple cũng đưa ra một số lời khuyên
XTmobile.vn